21:12:02 | 28-04-25 |
![]() | ![]() ![]() |
5. Sau những mệt mỏi, tôi và chồng tôi đều ngoại tình
Người kể: Lao Lệ Hồng, nữ, 32 tuổi, người Hàng Châu, cán bộ nhà nước.
Nguyên nhân ly hôn: hai vợ chồng đều ngoại tình.
Hồi đi học, tôi rất mê cô giáo chủ nhiệm lớp tôi. Tất nhiên, cô cũng thích tôi nên suốt hai năm làm chủ nhiệm lớp, tôi luôn được làm lớp trưởng. Nếu cô không thích tôi, làm sao tôi được cất nhắc như vậy? Cô chủ nhiệm rất đẹp, tính tình hiền dịu, luôn mỉm cười.
Nhất là khi chỉ có tôi và cô ở bên nhau, khi cô giao việc lớp cho tôi, nụ cười của cô luôn rạng rỡ, như một đóa hoa nở bừng trên mặt, rất đẹp và rất mê đắm. Thậm chí tôi từng nghĩ trộm, nếu mình là đàn ông, nhất định phải lấy cô làm vợ.
Các thầy cô và bạn bè đều thấy tôi và cô chủ nhiệm rất giống nhau, thường đùa rằng tôi là em gái của cô. Tôi từng được nhìn hình của cô chủ nhiệm thời con gái, đúng là y hệt như tôi bây giờ. Có lẽ đó chính là nguyên nhân chính khiến tôi thích cô và cô cũng thích tôi.
Lúc này, thành tích học tập của tôi luôn đứng đầu. Có lần cô giáo chủ nhiệm nói chuyện riêng với tôi, kể rằng thời trung học, thành tích học tập của cô cũng tốt, nếu không phải vì sau đó mải yêu đương với chồng cô bây giờ, làm ảnh hưởng tới học tập, thì nhất định cô đã thi đỗ đại học danh tiếng. Vì thế, cô cảnh báo với tôi rằng trong quá trình học, nhất định không được yêu đương.
Lời nhắc nhở của cô thật kịp thời vì hồi đó trong lớp có không ít bạn trai rất thích tôi. Thậm chí có bạn còn táo bạo gửi giấy hẹn tôi đi xem phim, uống cà phê. Nhưng cứ nghĩ đến lời cảnh báo của cô giáo, tôi lại dằn lòng, buông một câu lạnh lùng với đám nam sinh dày mặt kia, “Lần sau còn như vậy, tớ sẽ mách cô giáo”. Dọa như thế khiến đám bạn sợ quá, chạy mất. Chúng biết tôi là “con cưng” của cô chủ nhiệm. Nếu tôi kể ra với cô, hậu quả ra sao ắt rõ.
Vào năm cuối cấp hai, đã học được một học kỳ rồi, không thấy cô chủ nhiệm đâu. Lớp tôi lại thay một chủ nhiệm khác, từ trường khác chuyển sang. Đó là một cô giáo chừng 50 tuổi, da mặt ngăm đen, đeo cặp kính to, lúc nào mặt mũi cũng lạnh lùng, khiến mọi người rất khiếp.
Lúc này, tôi cũng được nghe đồn rằng, cô chủ nhiệm cũ đã chuyển đi trường khác. Vì hồi hè lúc cãi cọ ly hôn với chồng, cô dùng dao rạch lên mặt mình vài nhát, sau đó ngượng không dám quay về trường cũ, đành xin chuyển đi nơi khác.
Tôi không biết tin đó là thật hay giả, cũng không biết gương mặt cô giờ ra sao mà khiến cô không đủ dũng cảm quay về mái trường mà cô yêu quí. Không biết cô chuyển tới trường nào, từ đó về sau tôi không được nhìn thấy cô nữa.
Sau khi nghe chuyện của cô, tôi đau buồn suốt một thời gian. Cũng may cũng không kéo dài vì bài tập quá nhiều. Năm cuối cấp hai là năm quan trọng quyết định có thi được vào trường cấp ba trọng điểm nào không. Vì tương lai, tôi bắt mình học quay như chong chóng, làm gì còn thời gian nghĩ sang chuyện khác. Rồi dần dần, hình bóng của cô chủ nhiệm cũ cũng mờ dần.
Nhưng tôi vẫn nhớ mãi câu dặn dò của cô: “Lệ Hồng, em xinh đẹp như vậy, chắc chắn có nhiều bạn trai thích em lắm phải không? Nhưng tuyệt đối không được để chuyện yêu đương ảnh hưởng tới sự nghiệp học tập của em nhé!”. Vì thế, để thi đỗ trường trung học trọng điểm, mặc cho bao bạn trai theo đuổi, tôi vẫn lạnh tanh như cũ.
Mãi tới khi tôi thi đỗ một trường đại học trọng điểm ở Thượng Hải, sau khi đã có cảm giác trút được gánh nặng bởi thuyền đã cập bến, ngắm nhìn các đôi nam nữ dắt tay nhau trong trường, tâm tình vui vẻ, tôi lại bắt đầu có cảm giác ngưỡng mộ và ghen tị. Tôi lờ mờ nhận thấy mình nên thư giãn, phải yêu một trận cuồng nhiệt như các bạn học khác, để cảm nhận một dư vị khác của cuộc sống. Thật ra, trước khi nảy sinh suy nghĩ này cũng vẫn có nhiều bạn trai theo đuổi tôi, nhưng tôi vẫn ngần ngừ không chấp nhận.
Suy đi nghĩ lại, tôi chọn được một ứng cử viên sáng giá trong đám đeo đuổi. Đó là Trương Thụy Tường, cũng người Hàng Châu, cao 1m80, nặng 70 kg, mặt mũi sáng sủa, tính tình hiền hòa, ngoại trừ cuối tuần thích cùng bạn bè đi uống vài chai bia ở ngoài trường.
Tường là ứng cử viên xuất sắc nhất trong đám đeo đuổi tôi, cũng là người đeo bám mạnh mẽ nhất, là chàng trai khiến tôi rung động nhất. Nên lúc đó rất tự nhiên tôi chấp nhận tình cảm của anh. Rất nhanh chóng, chúng tôi rơi vào lưới tình.
Có lẽ do tôi bước vào tình yêu muộn hơn so với bạn bè cùng trang lứa, nên càng coi trọng tấm thân trinh nữ hơn. Vì vậy yêu Tường tròn một học kỳ rồi, tôi vẫn chưa chịu để anh ấy hôn. Tôi chỉ cho phép anh ấy nhiều lắm là khoác eo tôi, mặt đầy tự hào vênh mặt chào các bạn.
Tình trạng này kéo dài cho tới khi tôi bị cảm. Đó là trận cảm nặng nhất của tôi từ trước tới nay. Khi tôi bị ốm, Tường luôn ở bệnh viện chăm sóc tôi. Sau khi đã đỡ hơn, tôi xuất viện về trường.
Một buổi chiều, anh ấy giúp tôi mua cơm hộp, mang lên kí túc xá cho tôi. Lúc đó trong kí túc chỉ có mình tôi. Ba cô bạn cùng phòng đều đi đánh cầu lông hết. Ăn cơm xong, tôi dựa vào gối nghỉ ngơi. Anh ấy ngồi cạnh giường, vừa vuốt ve tóc tôi, mặt tôi, lại cúi xuống hôn tôi rồi di chuyển tay xuống bộ ngực tròn trịa của tôi.
Có thể do tôi bị ốm, tâm trạng đang vui vẻ, nên cho phép anh ấy làm những việc đó. Hôm đó, tôi mặc một chiếc áo phông bó sát người, đường nét của bầu ngực hằn lên rất rõ. Dường như anh ấy không thể chịu đựng nổi sức quyến rũ của tôi nên tay cứ vân vê ngực, rồi dù tôi cựa quậy, chống cự thế nào, anh ấy cũng nhất định không chịu buông ra. Và tôi dưới sự vuốt ve của anh ấy cũng không chịu nổi những cơn xúc động. Từ gương mặt đỏ bừng của tôi, anh ấy cũng biết tôi rất thuận tình. Đây là lần đầu tiên anh ấy được chạm tới ngực tôi và đây cũng là lần đầu tiên tôi được đàn ông vuốt ve. Tôi nhắm nghiền mắt, tận hưởng cảm giác hưng phấn và kích thích thật khó diễn tả.
Vuốt ve hồi lâu, anh ấy còn thọc tay vào cổ áo tôi, sờ vào trong. Tôi định dùng hai tay chặn tay anh ấy lại nhưng không kịp. Một bàn tay của anh ấy đã ôm trọn bầu ngực tôi.
Anh ấy nói rất nhiều lời lẽ hay ho. Tôi không chịu nhưng anh ấy nhất định không chịu rút tay ra.Tôi cuống cả lên, không biết phải làm sao, đành cắn anh ấy một cái vào tay, chảy cả máu. Anh ấy đành rút tay ra khỏi áo tôi để bịt vết thương.
Tôi cứ ngỡ anh ấy sẽ tức giận, ai ngờ anh ấy còn cười mà nói rằng: Bé yêu ơi, em quá đáng thế! Anh ấy giơ cánh tay bị thương đưa qua đưa lại trước mặt tôi nói rằng, Coi như đền tội với em này, sao em lại cắn nó thế?
Tôi suýt bật cười. Nhưng nhớ ra lúc này không thể cho anh ấy bất cứ hoang tưởng gì, liền làm mặt lạnh nói, Không ngờ anh lại là loại người như vậy, thật lưu manh. Sau này tôi không thèm để ý tới anh nữa. Nói xong, tôi sửa sang lại quần áo, bỏ ra khỏi phòng, mặc xác anh ấy ở lại đó.
Có lẽ do hành động của tôi làm lòng tự trọng của anh ấy bị tổn thương nặng nề nên khi tôi ra cửa, anh ấy không hề kéo lại, cứ ngồi im ở đó. Tôi lượn lòng vòng trong trường với tâm trạng đầu phức tạp. Khi quay về phòng, không biết anh ấy đã bỏ đi từ lúc nào. Tôi buồn bã ngả xuống giường, mơ màng thiếp đi. Tới khi tỉnh giấc, mấy cô bạn cùng phòng đã trở về.
Sau trận phong ba đó, rất lâu sau anh ấy không đến tìm tôi nữa. Thỉnh thoảng vô tình gặp nhau ở trường, anh ấy chỉ gật đầu chào tôi rất lịch sự, rồi lại quay đi nói chuyện tiếp với cô gái đứng bên. Nom họ rất thân mật, hình như cố y để chọc tức tôi. Tôi bực tức nghĩ, định chọc tức mình sao? Mình mới không thèm quan tâm chứ.
Cứ thể nửa tháng đã trôi qua, tôi phát hiện thấy mình đã sai, thì ra tôi không thể bỏ được anh.
Tôi bắt đầu tự trách mình, thực ra hôm đó, lẽ ra tôi phải thỏa mãn yêu cầu của anh. Dù sao cũng đã yêu nhau rồi, sớm muộn gì cũng là người của anh ấy. Thì cho anh ấy sớm hơn một tí cũng có làm sao? Tôi quyết định, nếu anh ấy còn tới tìm, còn xin xỏ tôi, nhất định tôi sẽ nhận lời. Nhưng hết ngày này qua ngày khác,
anh ấy vẫn lặng thinh. Tôi biết chắc chắn anh ấy vẫn đang giận.
Tôi thấy nếu cứ tiếp tục như vậy, chắc chắn sẽ có vấn đề. Chuyện này cũng trách tôi. Lúc này, tôi cần phải chủ động hơn một tí, nếu không, sau này, tôi sẽ phải ân hận. Thế là cuối tuần tôi hẹn anh ấy ra ngoại ô chơi, không ngờ anh ấy không đi. Đây là lần đầu tiên tôi tôi bị con trai từ chối như vậy. Lúc đó, tôi ức đến nỗi nước mắt cứ trào ra, bực bội một mình tới khu du lịch ở ngoại ô.
Sau khi tới đó, nhìn từng cặp trai gái vui vẻ thắm thiết, trong khi tôi một mình lẻ bóng, đột nhiên tôi không nhịn nổi, nhắn tin cho anh. Khi anh gọi điện lại, tôi nói bị ốm, muốn anh lập tức tới nhà nghỉ ở đó tìm tôi. Nói xong, tôi gác máy.
Chờ đợi mãi trong sốt ruột, cuối cùng anh cũng tới lúc trời chạng vạng tối.
Thấy tôi không hề hấn gì, mặc cái váy ngủ ngồi đọc một cuốn tiểu thuyết tình ái trên ghế sô pha trong phòng khách, anh có vẻ rất bực. Hẳn anh cho rằng tôi chọc tức anh, liền quay người định bỏ đi. Tôi vội chốt cửa lại, nói khẽ, Anh đừng đi, em có chuyện muốn nói với anh. Không phải anh muốn có em sao? Chỉ cần đêm nay anh không đi, em sẽ cho anh hết. Được không?
Nói xong, tôi đứng nhìn anh. Anh hơi sững sờ, rồi lộ vẻ vui sướng, thoắt một cái lao tới ôm chầm lấy tôi.
Đêm đó, tôi đã chấm dứt đời thiếu nữ.
Sau đó, chúng tôi không thể dừng lại được. Chuyện làm tình như thể ăn cơm hàng ngày. Chúng tôi bất chấp mọi thứ, kết quả điên rồ là tôi dính thai. Khi biết tin đó, tôi khóc, vừa khóc vừa đấm anh, mắng anh không cẩn thận, hại tôi sau này không còn mặt mũi nào nhìn mọi người. Anh vừa dỗ tôi, vừa thề thốt rằng sau khi tốt nghiệp sẽ cưới tôi. Rồi viết một tờ chứng nhận, còn in cả dấu máu, thề sẽ yêu tôi suốt đời, mãi mãi không lừa dối tôi.
Rồi anh đưa tôi đến bệnh viện phá thai. Làm xong phẫu thuật, chúng tôi thuê một căn nhà ngoài trường, sống chung với nhau. Những ngày tháng đó khiến tôi suốt đời không quên. Trong hạnh phúc, tôi tin rằng tương lai của chúng tôi nhất định sẽ rạng rỡ…
Nghe nói thời kỳ bảo tồn tình yêu thường chỉ kéo dài 18 tháng. Sau đó, sức hấp dẫn của vợ chồng sẽ dần tan đi, vì thế mới có một khúc ca rằng:
“Cầm tay em gái nhỏ, như trở về thuở 18, 19.
Cầm tay nhân tình, hơi nóng xộc lên tim
Cầm tay cô vợ bé, ân hận năm đó cầm nhầm tay
Cầm tay cô vợ già, như thể tay trái cầm tay phải”.
Nhà văn Đài Loan Bạch Dương từng viết: “Tình yêu là thứ phát triển không theo quy luật, vì thế khi cần thiết phải chú ý tới những biến đổi của nó. Tình yêu càng không thể vĩnh hằng, vì vậy cần không ngừng theo đuổi”.
Nhà văn Lỗ Tấn cũng nói: “Lúc cần, tình yêu cũng phải đổi mới, sinh trưởng và sáng tạo”.
Đúng vậy, hôn nhân như đóa hoa vậy, phải thường xuyên tưới nước mới có thể nở rực rỡ, nếu không nó sẽ quắt queo khô héo.
Hôn nhân giữa tôi và Tường đã trải qua quá trình hoa nở rực rỡ rồi dần tàn phai rơi rụng. Tôi thấy tình yêu của chúng tôi như bông hoa úa tàn. Lúc đó trong trường đang thịnh hành cách trả tiền theo kiểu AA.
Đối với đám sinh viên, cách này là một phát minh tuyệt vời. Cả đám bạn bè tụ tập lại ăn uống, không cần khách sáo nhường nhau, không cần phải suy nghĩ ai mời ai, cảm giác thật thư thái. Khi thanh toán, cứ chia đều sòng phẳng.
Hồi tôi và Tường yêu nhau, luôn áp dụng kiểu này. Không riêng gì chúng tôi, nhiều đôi khác trong trường cũng vậy. Không ai thấy đó là bất bình thường, trái lại còn cảm thấy thoải mái.
Nhưng sau khi tốt nghiệp, chúng tôi lấy nhau, thành một gia đình. Tường vẫn áp dụng trả tiền theo cách này, khiến tôi thấy rất khó chịu. Tôi thấy việc vợ chồng phải chia nhau ra trả tiền phòng, tiền sinh hoạt, rồi tương lai là sinh con đẻ cái, lại chia nhau trả tiền học cho con. Cuộc sống vợ chồng như vậy, mới nghĩ đã thấy mệt, không thấy gì mới mẻ như hồi đi học nữa. Nhưng điều khiến tôi không hiểu là, cũng là kiểu AA, nhưng khi đã thành vợ chồng, không hiểu sao tôi lại có cảm giác không chịu nổi như vậy?
Đối với tôi, vợ chồng mà sống chia nhau trả tiền kiểu AA như vậy có khác nào chỉ là quan hệ với “bạn tình”? Nghĩ tới đây, tôi như nuốt phải một con dán. Tôi kể lại cảm giác đó cho chồng tôi, nhưng anh ấy chỉ cười, không bình phẩm, vẫn áp dụng phương thức cũ.
Tôi bắt đầu phản cảm với cách làm đó, thầm nghĩ: vợ chồng kết hợp với nhau phải lấy tình yêu làm cơ sở. Tình yêu vợ chồng là một dạng tình cảm tuyệt đẹp không gì cao hơn, đầy ắp tính hiến dâng vô tư, toàn tâm toàn ý, tại sao tiền bạc vật chất lại phải chia ra như vậy? Chả khác nào làm tổn hại đến tấm chân tình của hai vợ chồng.
Một quốc gia như Mỹ, dù giữa bố và con trai, mẹ và con gái, anh chị em khi ăn cơm đều chia tiền ra trả, nhưng rất hiếm khi nghe thấy giữa vợ chồng cũng áp dụng kiểu trả tiền AA. Nếu mọi thứ sinh hoạt trong gia đình đều nghiêm túc thực hiện kiểu này, tới lúc quan trọng hoặc gặp sự cố, một bên bị ốm hoặc thất nghiệp, không còn hỗ trợ kinh tế, thì phải làm sao đây?
Sống cùng người mình yêu cũng là một chuyện khá mệt. Chúng tôi mất dần sức khỏe của mình, hoặc cũng có thể vì cả hai đều là người thành công trong cuộc sống, chúng tôi luôn duy trì thứ được gọi là cao quí, thanh nhã của mình. Do người nào bận việc người nấy nên chuyện gặp mặt nhau không dễ dàng. Bởi thế mỗi tối đi làm về gặp được nhau như hò hẹn. Tôi về tới nhà cũng không dám tẩy trang.
Làm việc ngoài xã hội, tôi quen được mọi người tán dương là “người đàn bà giỏi giang”. Cách gọi đó khiến tôi rất thỏa mãn thói hư danh của mình, nhưng được nghe nhiều quá, tôi lại thấy vô vị. Tôi cho rằng thành công trong cuộc sống hôn nhân và thành công trong sự nghiệp đều quan trọng ngang nhau. Nhưng vấn đề giờ đây là, cùng với “thành công” trong sự nghiệp, tôi nhận thấy cuộc hôn nhân của tôi dần dần đi tới “thất bại”.
Sự thất bại đó lẽ nào có liên quan tới sự nghiệp? Lẽ nào làm một người vợ xuất sắc thời hiện đại lại là một quá trình tự bó buộc mình: trước tiên phải duy trì sắc đẹp, da dẻ mịn màng, thân hình mảnh mai, nhất thiết phải khéo thu vén gia đình, lại phải duy trì một vài sở thích cùng chồng. Lại phải kịp thời nạp kiến thức, nếu không khó thể trò chuyện được với chồng. Cần chú ý tới mọi tiểu tiết trong cuộc sống, nếu không sẽ nhàm chán… Những thứ như vậy khiến người ta thấy không cam tâm, thực sự cảm thấy rất mệt.
Có lẽ chính vì vậy, hôn nhân dần đi tới lãnh địa khiến người ta phải thất vọng. Mọi thứ đó là lỗi của ai? Tôi, hay anh ấy? Hình như, hình như không phải lỗi ai cả.
Tuy sự nghiệp quan trọng, nhưng dù sao chúng tôi đều cần phải sống. Trong cuộc sống, tôi là một phụ nữ thích lãng mạn, thấy chồng người khác lãng mạn, dịu dàng, tinh tế, tuy phần lớn số họ không thành công trong sự nghiệp như chúng tôi, về kinh tế không khá như chúng tôi – nhưng tôi luôn so sánh với chồng mình. Cứ như vậy, tôi lại thấy té ra chồng mình thật nhạt nhẽo.
Sinh nhật tôi năm đầu mới cưới nhau, tôi thấy chồng bận rộn, sợ tới lúc đó anh ấy lại quên mất nên trước sinh nhật nửa tháng, tôi phải báo mấy lần, dặn dò anh ấy tới lúc đó không được quên mua quà cho tôi, không được để tôi buồn. Những mỗi lần được nhắc nhở, anh ấy vừa bận việc vừa đáp chẳng chút tình cảm: “Được, được, em nói đi, em cần gì, anh mua ngay cho em là được chứ gì. Đơn giản ấy mà!”.
Nghe anh ấy nói vậy, tôi tự nhiên không hài lòng, liền làm nũng: “Như vậy là sao, để em chọn. Thế ngộ nhỡ cái em chọn và cái anh tặng không giống nhau thì sao? Thật chán chết!”. Thấy tôi bực, anh ấy mới ngừng công việc đang làm dở, nói đùa: “Được rồi, vậy tặng em cái hôn làm quà sinh nhật nhé”.
Câu này quả lãng mạn, nhưng không ngờ câu tiếp sau đó lại là: “Nhưng anh hay quên lắm. Tới lúc đó, em đừng quên nhắc anh hôn em nhé, mà đúng rồi, hôn má trái hay má phải đây?”.
Tôi thường tự lí giải những câu anh ấy nói là “đùa dí dỏm”, nhưng kiểu đùa như vậy nhiều quá, tôi thấy cũng vô vị. Quả thật, tới ngày sinh nhật tôi, anh thực sự quên khuấy việc mua quà tặng tôi. Không biết do quên không nhớ ra, hay lười không đi mua, vậy phải dùng nụ hôn từng hứa hẹn lần trước tặng bù cho tôi chứ.
Xin lỗi, vô cùng xin lỗi, ngay cả nụ hôn đó, anh ấy cũng quên mất. Vừa đốt nến sinh nhật lên, chưa kịp đọc lời nguyện cầu và thổi nến, anh ấy đã bị cấp trên gọi đi. Trong lòng anh ấy, một cú điện thoại của sếp còn quan trọng hơn sinh nhật vợ gấp nhiều lần, vì nó có liên quan tới tiền đồ của anh ấy, anh ấy nào dám chống lại.
Một nguy cơ khác trong chuyện tình cảm của chúng tôi cũng xuất phát từ việc nên hay không nên có con. Cả hai chúng tôi đều thuộc típ người vì sự nghiệp. Trước khi lấy nhau đã giao hẹn kĩ là “không sinh con”, kiên trì đến cùng. Nhưng giờ đây, đột nhiên tôi nảy ra ý định muốn có con. Tôi cảm thấy cuộc hôn nhân rỗng như chúng tôi thật ra rất nguy hiểm.
Một gia đình không có con cái, cũng giống như một người đang sống bị rút mất xương, bị lóc thịt, chỉ còn lại lớp da rỗng, đứng phất phơ ngọn cờ “tình yêu” hư danh. Nếu chỉ dựa vào “tình yêu”, liệu chúng tôi có thể cầm cự được bao lâu? Huống hồ cái được gọi là “tình yêu” đó, ngày nay càng trở nên hư vô, xa vời.
Tôi nói ý tưởng muốn có con với chồng, anh ấy vừa nghe thấy đã kịch liệt phản đối. Tài ăn nói của anh ấy rất giỏi, tôi không nói lại được. Có thể lí lẽ của anh ấy cũng đúng, nhưng tôi không thể chấp nhận. Là một phụ nữ mà lại không được quyền làm mẹ, tôi thấy rất đau lòng.
Thế là cuộc sống hôn nhân của chúng tôi chỉ còn lại “cuộc sống vợ chồng” mỗi tuần một hoặc hai lần, mong manh yếu ớt.
Tôi phát hiện thấy hạnh phúc gia đình giờ thật mỏng mảnh, đã bị thời gian gặm nhấm từ lúc nào. Hạnh phúc mất đi giờ ở đâu? Liệu còn quay về được không? Tôi không dám đảm bảo.
Nếu thực sự không thể lấy lại hạnh phúc, vậy hãy để tôi trân trọng tất cả mọi thứ hiện có, tuy nó ít đến đáng thương.
Trong khi đó chồng tôi dồn tất cả thời gian làm việc. Đi ra khỏi nhà toàn nghĩ về công việc, trở về nhà rồi cũng vậy, lười nói chuyện với vợ. Do thời gian gần gũi nhau cứ ít dần, chúng tôi thiếu hụt sự giao lưu. Cả hai đều rơi vào trạng thái “không có gì để nói”.
Nhớ lại hồi yêu nhau, suốt ngày nói chuyện không ngớt, lấy nhau rồi đột nhiên không có gì đáng nói. Cũng không biết có vấn đề ở chỗ nào. Tôi thấy hôn nhân thật sự vô vị. Sau khi kết hôn, tuy sống cùng nhau, nhưng không chuyện trò, đi ra đi vào như người xa lạ, mất hết cảm giác.
Đọc tiếp Ai Là Kẻ Thứ Ba? – Chương 7
0 Comments
You can be the first one to leave a comment.